Tăng động giảm chú ý (ADHD) là một rối loạn tâm thần kinh phức tạp có thể gây ảnh hưởng tới sự phát triển và các mối quan hệ của trẻ. Tuy nhiên, không phải cha mẹ nào cũng phân biệt được ADHD với tính hiếu động thông thường ở trẻ. Cùng DOLPHIN tìm hiểu cách nhận biết và giải pháp cho tình trạng này nhé!

Tăng động giảm chú ý là tình trạng gì?

Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) là một rối loạn thần kinh phức tạp trong quá trình phát triển của trẻ. Trong đó trẻ tăng các hành vi mang tính chất xung động và suy giảm khả năng chú ý, tập trung. 

 

Các biểu hiện của ADHD rất đa dạng và thường khó để phân biệt. Vì đối với trẻ em việc hiếu động là một biểu hiện rất bình thường. Nên các bậc phụ huynh thường không nhận biết được đâu là hiếu động và đâu là tăng động giảm chú ý để đưa ra phương án kịp thời.

Các triệu chứng của tăng động giảm chú ý

Khả năng tập trung kém

  • Trẻ có thể thích thú với rất nhiều thứ và muốn làm ngay. Nhưng khi mới bắt đầu thì trẻ lại bỏ dở giữa chừng, không hoàn thành một việc gì trọn vẹn.

 

  • Khả năng lắng nghe của trẻ rất kém. Thường rất khó để khiến trẻ làm theo hướng dẫn của người lớn.

 

  • Trẻ bị tăng động giảm chú ý thậm chí không thể tập trung kể cả khi đang nói chuyện trực tiếp. Trẻ có thể trả lời rằng đã biết hoặc đã nghe nhưng lại không thể nhắc lại những gì vừa nghe khi được yêu cầu.

 

 

Khó kiềm chế cảm xúc, dễ nổi nóng

Những trẻ mắc chứng tăng động giảm chú ý rất khó để kiềm chế cảm xúc của bản thân. Trẻ thường có xu hướng chỉ tập trung vào bản thân và tỏ ra phải được thỏa mãn ngay điều mình muốn. Trẻ có thể sẽ ngắt lời người khác, chen ngang mà không chờ đến lượt, trả lời khi chưa nghe xong…

 

Hơn nữa, trẻ mắc chứng tăng động giảm chú ý thường không có khả năng hiểu được mong muốn của người khác. Cộng với việc khó kiềm chế cảm xúc của bản thân, trẻ dễ trở nên bất đồng và xô xát với những người xung quanh. 

 

Không thể lên kế hoạch và hay quên

Tình trạng rối loạn tăng động giảm chú ý có thể ảnh hưởng lên khả năng tổ chức hành động của trẻ. Không chỉ là việc khó tuân theo một thời gian biểu. Mà ngay cả trong các hoạt động đơn lẻ thì trẻ cũng không thể nhớ được các bước để thực hiện hoạt động một cách tuần tự. 

 

Việc dạy cho trẻ theo từng bước cũng rất khó vì trẻ hay bị quên thứ tự của từng bước.

 

Khả năng diễn đạt kém

tre tang dong

Trẻ bị tăng động giảm chú ý thường cảm thấy khó khăn trong việc diễn tả điều mình muốn. Trẻ không thể mô tả hoặc diễn đạt các thông tin cần thiết một cách trọn vẹn. Điều này xảy ra do trẻ không thể tập trung cảm nhận đầy đủ những điều diễn ra xung quanh. Hơn nữa trẻ cũng không thể duy trì sự kiên nhẫn để nói hết những thông tin mình muốn diễn đạt 

 

Phải làm gì khi trẻ bị tăng động giảm chú ý?

Dùng cách diễn đạt cụ thể để giao tiếp với trẻ

Khả năng xử lý thông tin của trẻ bị tăng động giảm chú ý rất kém. Vì vậy cha mẹ không nên diễn giải quá nhiều khi giao tiếp với trẻ. Thay vào đó, cha mẹ nên sử dụng cách nói trực tiếp, cụ thể, đi thẳng vào mục tiêu. Chẳng hạn như thay vì “con nên chăm sóc răng miệng mỗi ngày” thì hãy nói “con nên đánh răng vào lúc 10 giờ tối”.

 

Không động chạm đến lòng tự trọng của trẻ

Trẻ mắc ADHD thường có lòng tự trọng rất lớn do xu hướng chỉ tập trung vào cảm xúc của bản thân. Chính vì vậy, cha mẹ nên tôn trọng trẻ, tránh các hành động có thể động chạm đến lòng tự trọng của trẻ. Trẻ sẽ có tính chiếm hữu rất cao với những gì trẻ đã xác định là “của mình”. Không nên tước đoạt những điều này khỏi trẻ và nói những lời khiến trẻ cảm thấy tự ti.

 

Tuy nhiên, cha mẹ cũng nên giới hạn những gì “thuộc về con” và những “quy tắc” trẻ đặt ra về bản thân. Điều này để tránh việc trẻ có thể có tâm lý chiếm đoạt và ích kỷ.

 

Xây dựng cho trẻ niềm tin

Cha mẹ cần xây dựng niềm tin ở trẻ để trở thành người mà trẻ tin tưởng. Từ đó, trẻ sẽ dễ lắng nghe và làm theo những điều cha mẹ hướng dẫn hơn.

 

Để xây dựng niềm tin với trẻ, cha mẹ có thể:

  • Kiên nhẫn ở bên cạnh trẻ và không phán xét. Để cho trẻ hiểu rằng “dù có chuyện gì cũng vẫn sẽ có cha mẹ ở bên”.
  • Giao cho trẻ một số “nhiệm vụ” vừa sức với trẻ và khen thưởng khi trẻ hoàn thành.
  • Nói với trẻ là luôn đặt niềm tin vào trẻ trong mọi chuyện.

 

Giáo dục hành vi cho trẻ

Để giáo dục hành vi cho trẻ, cha mẹ có thể thử những cách:

  • Xây dựng thời gian biểu cụ thể, chia nhỏ công việc và ghi rõ từng đầu việc trẻ phải làm.
  • Đưa ra hình thức kỉ luật cho những hành vi tiêu cực của trẻ.
  • Giúp trẻ loại bỏ các yếu tố làm xao nhãng hoạt động của trẻ.
  • Tập cho trẻ thói quen chỉ làm một việc trong một thời điểm.
  • Động viên trẻ hoàn thành những gì mình đã bắt đầu.

 

Tạm kết

Chứng tăng động giảm chú ý là một rối loạn tâm lý ảnh hưởng tới sự phát triển và nhận thức của trẻ. Mong rằng thông qua bài viết “Nhận biết tình trạng tăng động giảm chú ý ở trẻ” bạn đọc sẽ có được cho mình những thông tin hữu ích. 

DOLPHIN là thương hiệu bàn ghế thông minh chống gù – chống cận thân thiện với môi trường hàng đầu tại Việt Nam. Sản phẩm được nhập khẩu và phân phối độc quyền bởi Công ty cổ phần Tư vấn và Nhập khẩu CBS Việt Nam. 

Sản phẩm của Dolphin được sản xuất trực tiếp từ nhà máy lớn và uy tín TOP 5 tại Trung Quốc về dòng sản phẩm bàn ghế học sinh thông minh. Được sản xuất trên dây chuyền tiên tiến; hiện đại theo tiêu chuẩn châu Âu; bàn ghế chống gù chống cận Dolphin đều trải qua quá trình kiểm nghiệm nghiêm ngặt và đạt tiêu chuẩn kiểm định khắt khe về chất liệu gỗ thân thiện với môi trường. Ngoài ra, các dòng sản phẩm của bàn ghế Dolphin được nghiên cứu và thiết kế riêng phù hợp với tầm vóc trẻ em Việt Nam; đồng thời đáp ứng tính thẩm mỹ và phù hợp với thị hiếu của người Việt. Chính vì thế Dolphin đã và đang được rất nhiều bạn nhỏ yêu thích. 

Tất cả các dòng sản phẩm của bàn ghế chống gù chống cận Dolphin đều có mẫu mã và kiểu dáng đa dạng; màu sắc hài hoà đẹp mắt; sử dụng chất liệu an toàn cho sức khoẻ của con và đem đến cho các bậc phụ huynh nhiều sự lựa chọn hoàn hảo.

 

bình luận

[ufc-fb-comments]